Sửa Lỗi #N/A Trong Excel: Cách Sửa Lỗi #N/A Đơn Giản, Dễ Hiểu Nhất

Rate this post

Khi sử dụng Excel bạn thường bắt gặp lỗi #N/A mà chưa biết cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả. Office VNstips sẽ hướng dẫn chi tiết bạn cách sửa lỗi #N/A trong bài viết sau nhé.

Bài viết được thực hiện trên phiên bản Excel 2016, bạn có thể áp dụng tương tự trên các phiên bản Excel khác như: 2007, 2010, 2013, 2017 và Microsoft Excel 365.

1. Lỗi #N/A là gì?

N/A được viết tắt bởi cụm từ trong tiếng anh là Not Available có nghĩa là không tồn tại hay không có sẵn.

Lỗi này thường xảy ra khi sử dụng các hàm dò tìm, tham chiếu. Đối tượng cần dò tìm, tham chiếu không có sẵn trong vùng cần tra cứu nên báo lỗi #N/A.

Nguyên nhân lỗi #N/A

Một số hàm thường bị lỗi #N/A như VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, IF,… Nguyên nhân lỗi:

  • Khi sử dụng các công thức trong Excel không thể tìm thấy giá trị được tham chiếu. Những nội dung, giá trị không có sẵn trong vùng dữ liệu nên bạn không thể tính toán hay sử dụng được.
  • Có khoảng trống thừa ở ô tham chiếu.
  • Sử dụng phương pháp chọn tìm kiếm tương đương thay vì tìm chính xác trong hàm VLOOKUP.
  • Công thức mảng tham chiếu một dải ô không có cùng số hàng hoặc cột như dải ô chứa công thức mảng.

2. Cách fix lỗi #N/A

Khi xảy ra lỗi #N/A, cách khắc phục thông thường là biện luận trước các trường hợp không tìm thấy giá trị. Một cách để fix nhanh lỗi #N/A là dùng hàm IF để trả về giá trị rỗng hay thông báo không tồn tại chứ không thực hiện.

  • Nếu lookup_value không tồn tại (là 1 ô trống) thì trả về rỗng ngay.

 

  • Kiểm tra xem nếu lookup_value không tồn tại thì sẽ thông báo ngay rằng giá trị cần tìm không tồn tại thay vì sử dụng ngay công thức.

 

Công thức sẽ là: =IF(COUNTIF(B2:B7,E7)=0,”Không tồn tại”,VLOOKUP(E7,A2:C7,2))

Trong đó:

Hàm COUNTIF sẽ dò trong vùng B2 đến B7 để tìm giá trị “Phạm Văn Đức”, nếu giá trị không nằm trong cột sẽ trả về “Không tồn tại” và nếu tồn tại sẽ thực hiện lên VLOOKUP phía sau.

3. Cách ẩn lỗi #N/A

Bạn có thể ẩn lỗi #N/A bằng cách sử dụng hàm IFERROR

Công thức: =IFERROR(value,value_if_error)

Trong đó:

  • value: Giá trị cần xét
  • value_if_error: kết quả trả về khi value có lỗi.

 

Với cách này ta sẽ trực tiếp bắt lỗi trong hàm VLOOKUP và trả về giá trị mong muốn.

Bạn cũng có thể sử dụng cách ở mục 2 để ẩn đi lỗi #N/A nhé.

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn cách sửa lỗi #N/A trong Excel. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và sửa lỗi #N/A cho công việc của mình.